Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết giá dầu đã tăng khoảng 20% kể từ cuối tháng 6 nhưng có thể còn tăng cao hơn nữa trong năm nay nếu liên minh OPEC+ tuân thủ chính sách hạn chế sản xuất dầu thô. Vào tháng 4, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh bao gồm Nga, đã cam kết cắt giảm sản lượng hơn 1,6 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nhằm cứu vãn giá dầu đang giảm. Sau đó, vào tháng 7, với thông báo cắt giảm bổ sung của Ả Rập Xê Út – nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới – và gia hạn các mục tiêu của OPEC+ cho đến cuối năm 2024. Vương quốc Anh đang nhận LNG từ Úc lần đầu tiên sau ít nhất sáu năm, làm nổi bật sự khó khăn của khu vực châu Âu khi vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Nếu OPEC + duy trì các mục tiêu sản xuất hiện tại, lượng dầu dự trữ có thể giảm 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý thứ ba và 1,2 triệu thùng trong quý thứ tư. IEA nhắc lại dự báo trước đó rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng trung bình 2,2 triệu thùng/ngày trong năm nay lên mức kỷ lục 102,2 triệu thùng/ngày. Giá dầu tăng đã khiến giá xăng ở Mỹ gần đây tăng vọt, đạt mức trung bình 3,84 đô la một gallon vào thứ Sáu. Giá khí đốt tự nhiên cũng tăng gần đây do lo ngại rằng các cuộc đình công ở Australia có thể làm giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng.
Áp lực tăng giá dầu có thể giảm bớt trong năm tới. IEA dự đoán rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại 1 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024 do quá trình phục hồi sau đại dịch sẽ “phần lớn diễn ra theo lộ trình của nó và khi quá trình chuyển đổi năng lượng bắt đầu tăng tốc”. Cơ quan này dự báo vào tháng 6 rằng nhu cầu sử dụng dầu của thế giới có thể sẽ đạt đỉnh trong vài năm tới , chỉ ra các tiêu chuẩn nhiên liệu nghiêm ngặt hơn, tăng trưởng trong thị trường xe điện và thay đổi cơ cấu đối với các nền kinh tế.
Theo CNN